Họ Hoa môi (danh pháp khoa học: Lamiaceae hay Labiatae), còn được gọi bằng nhiều tên khác như họ Húng, họ Bạc hà v.v, là một họ thực vật có hoa. Nó từng được coi là có họ hàng gần với họ Verbenaceae nhưng một số nghiên cứu phát sinh loài gần đây[1] đã chỉ ra rằng một loạt các chi được phân loại trong họ Verbenaceae thực chất là thuộc về họ Lamiaceae, trong khi các chi cốt lõi của họ Verbenaceae thì không có quan hệ họ hàng gần với Lamiaceae mà là có quan hệ họ hàng gần hơn với các thành viên khác của bộ Lamiales. Họ Lamiaceae mở rộng chứa từ khoảng 233[2] tới 263[3] tới 236[4] chi và khoảng 6.900[2] tới 7.173[4] loài.
Các loài thực vật trong họ này nói chung có hương thơm trong mọi phần của cây và bao gồm nhiều loài cây thân thảo được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực, như húng quế, bạc hà, hương thảo, xô thơm, hương bạc hà, ô kinh giới, ngưu chí, bách lý hương, oải hương, tía tô, hương nhu. Một số loài là cây bụi hay cây gỗ, hiếm gặp hơn là các dạng dây leo. Nhiều loài được gieo trồng rộng rãi, không chỉ vì hương thơm của chúng mà còn vì dễ gieo trồng: chúng thuộc về các loài thực vật dễ nhân giống nhất bằng các cành giâm. Bên cạnh những loài lấy lá để ăn, làm gia vị còn một số loài được trồng làm cảnh, như húng chanh. Một số loài khác được trồng vì mục đích lấy hạt (chứ không phải lá) làm thực phẩm, như hạt cây chia.
Tên gọi nguyên gốc của họ này là Labiatae, do hoa của chúng thông thường có các cánh hoa hợp thành môi trên và môi dưới. Tên gọi này hiện nay vẫn là hợp lệ, nhưng phần lớn các nhà thực vật học hiện tại thích sử dụng tên gọi "Lamiaceae" hơn khi nói về họ này.
Các lá của chúng mọc chéo chữ thập, nghĩa là lá sau mọc vuông góc với lá trước, hay mọc vòng.
Thân cây nói chung có tiết diện hình vuông, nhưng điều này không phải bắt buộc ở tất cả các loài cũng như tiết diện kiểu này cũng có thể xuất hiện ở các họ thực vật khác.
Hoa của chúng đối xứng hai bên với 5 cánh hoa hợp, 5 lá đài hợp. Chúng thường là lưỡng tính và mọc vòng (cụm hoa trông giống như một vòng hoa nhưng thực tế bao gồm 2 cụm chụm lại).
Các chi trong họ mở rộng[3]:
Acanthomintha
Achyrospermum
Acinos
Acrocephalus
Acrotome
Acrymia
Adelosa
Aegiphila
Aeollanthus
Agastache
Ajuga
Ajugoides
Alajja
Alvesia
Amasonia
Amethystea
Anisochilus
Anisomeles
Archboldia
Asterohyptis
Ballota
Basilicum
Becium
Benguellia
Blephilia
Bostrychanthera
Bovonia
Brazoria
Bystropogon
Calamintha
Callicarpa
Capitanopsis
Capitanya
Caryopteris
Catoferia
Cedronella
Ceratanthus
Chaiturus
Chamaesphacos
Chaunostoma
Chelonopsis
Chloanthes
Cleonia
Clerodendrum
Clinopodium
Colebrookea
Collinsonia
Colquhounia
Comanthosphace
Congea
Conradina
Coridothymus
Cornutia
Craniotome
Cryphia
Cuminia
Cunila
Cyanostegia
Cyclotrichium
Cymaria
Dauphinea
Dicerandra
Dicrastylis
Dorystaechas
Dracocephalum
Drepanocaryum
Elsholtzia
Endostemon
Englerastrum
Eremostachys
Eriope
Eriophyton
Eriopidion
Eriothymus
Erythrochlamys
Euhesperida
Eurysolen
Faradaya
Fuerstia
Galeopsis
Garrettia
Geniosporum
Glechoma
Glechon
Glossocarya
Gmelina
Gomphostemma
Gontscharovia
Hanceola
Haplostachys
Haumaniastrum
Hedeoma
Hemiandra
Hemigenia
Hemiphora
Hemizygia
Hesperozygis
Heterolamium
Hoehnea
Holmskioldia
Holocheila
Holostylon
Horminum
Hosea
Hoslundia
Hymenocrater
Hymenopyramis
Hypenia
Hypogomphia
Hyptidendron
Hyptis
Hyssopus
Isodictyophorus
Isodon
Isoleucas
Kalaharia
Karomia
Keiskea
Kudrjaschevia
Kurzamra
Lachnostachys
Lagochilus
Lagopsis
Lallemantia
Lamiophlomis
Lamium
Lavandula
Leocus
Leonotis
Leonurus
Lepechinia
Leucas
Leucophae
Leucosceptrum
Limniboza
Lophanthus
Loxocalyx
Lycopus
Macbridea
Mallophora
Marmoritis
Marrubium
Marsypianthes
Meehania
Melissa
Melittis
Mentha
Meriandra
Mesona
Metastachydium
Microcorys
Micromeria
Microtoena
Minthostachys
Moluccella
Monarda
Monardella
Monochilus
Mosla
Neoeplingia
Neohyptis
Neorapinia
Nepeta
Newcastelia
Nosema
Notochaete
Ocimum
Octomeron
Ombrocharis
Oncinocalyx
Origanum
Orthosiphon
Otostegia
Oxera
Panzerina
Paralamium
Paraphlomis
Paravitex
Peltodon
Pentapleura
Perilla
Perillula
Peronema
Perovskia
Perrierastrum
Petitia
Petraeovitex
Phlomidoschema
Phlomis
Phyllostegia
Physopsis
Physostegia
Piloblephis
Pitardia
Pityrodia
Platostoma
Plectranthus
Pogogyne
Pogostemon
Poliomintha
Prasium
Premna
Prostanthera
Prunella
Pseuderemostachys
Pseudocarpidium
Pseudomarrubium
Puntia
Pycnanthemum
Pycnostachys
Rabdosiella
Renschia
Rhabdocaulon
Raphidion
Rhododon
Rosmarinus
Rostrinucula
Rotheca
Roylea
Rubiteucris
Sabaudia
Saccocalyx
Salazaria
Salvia: xôn, đan sâm
Satureja
Schizonepeta
Schnabelia
Scutellaria
Sideritis
Solenostemon
Spartothamnella
Sphenodesme
Stachydeoma
Stachyopsis
Stachys
Stenogyne
Sulaimania
Suzukia
Symphorema
Symphostemon
Synandra
Syncolostemon
Tectona
Teijsmanniodendron
Tetraclea
Tetradenia
Teucridium
Teucrium
Thorncroftia
Thuspeinanta
Thymbra
Thymus
Tinnea
Trichostema
Tsoongia
Vitex
Viticipremna
Warnockia
Wenchengia
Westringia
Wiedemannia
Wrixonia
Xenopoma
Zataria
Zhumeria
Ziziphora
Vào năm 2004, họ Lamiaceae được chia thành 7 phân họ với 10 chi độc lập.[5] Mười chi độc lập gồm: Tectona, Callicarpa, Hymenopyramis, Petraeovitex, Peronema, Garrettia, Cymaria, Acrymia, Holocheila và Ombrocharis. Các phân họ gồm Symphorematoideae, Viticoideae, Ajugoideae, Prostantheroideae, Nepetoideae, Scutellarioideae và Lamioideae. Phân họ Viticoideae được xác định là không đơn ngành.[6] Hai phân họ Prostantheroideae và Nepetoideae được phân chia tiếp thành các tông.
Phân loại Cantino (1992):
Phân loại Angiosperm Phylogeny Website (2010):
Phân loại NCBI (2010):
Cây phát sinh chủng loài[5][6][7][8][9][10][11]
Lamiaceae
Chloantheae
Ocimeae
Scutellarioideae
Họ Hoa môi (danh pháp khoa học: Lamiaceae hay Labiatae), còn được gọi bằng nhiều tên khác như họ Húng, họ Bạc hà v.v, là một họ thực vật có hoa. Nó từng được coi là có họ hàng gần với họ Verbenaceae nhưng một số nghiên cứu phát sinh loài gần đây đã chỉ ra rằng một loạt các chi được phân loại trong họ Verbenaceae thực chất là thuộc về họ Lamiaceae, trong khi các chi cốt lõi của họ Verbenaceae thì không có quan hệ họ hàng gần với Lamiaceae mà là có quan hệ họ hàng gần hơn với các thành viên khác của bộ Lamiales. Họ Lamiaceae mở rộng chứa từ khoảng 233 tới 263 tới 236 chi và khoảng 6.900 tới 7.173 loài.
Các loài thực vật trong họ này nói chung có hương thơm trong mọi phần của cây và bao gồm nhiều loài cây thân thảo được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực, như húng quế, bạc hà, hương thảo, xô thơm, hương bạc hà, ô kinh giới, ngưu chí, bách lý hương, oải hương, tía tô, hương nhu. Một số loài là cây bụi hay cây gỗ, hiếm gặp hơn là các dạng dây leo. Nhiều loài được gieo trồng rộng rãi, không chỉ vì hương thơm của chúng mà còn vì dễ gieo trồng: chúng thuộc về các loài thực vật dễ nhân giống nhất bằng các cành giâm. Bên cạnh những loài lấy lá để ăn, làm gia vị còn một số loài được trồng làm cảnh, như húng chanh. Một số loài khác được trồng vì mục đích lấy hạt (chứ không phải lá) làm thực phẩm, như hạt cây chia.
Tên gọi nguyên gốc của họ này là Labiatae, do hoa của chúng thông thường có các cánh hoa hợp thành môi trên và môi dưới. Tên gọi này hiện nay vẫn là hợp lệ, nhưng phần lớn các nhà thực vật học hiện tại thích sử dụng tên gọi "Lamiaceae" hơn khi nói về họ này.
Các lá của chúng mọc chéo chữ thập, nghĩa là lá sau mọc vuông góc với lá trước, hay mọc vòng.
Thân cây nói chung có tiết diện hình vuông, nhưng điều này không phải bắt buộc ở tất cả các loài cũng như tiết diện kiểu này cũng có thể xuất hiện ở các họ thực vật khác.
Hoa của chúng đối xứng hai bên với 5 cánh hoa hợp, 5 lá đài hợp. Chúng thường là lưỡng tính và mọc vòng (cụm hoa trông giống như một vòng hoa nhưng thực tế bao gồm 2 cụm chụm lại).