Chi Vân sam (danh pháp khoa học: Picea) là một chi chứa khoảng 35 loài cây lá kim thường xanh, dạng cây gỗ trong họ Pinaceae, được tìm thấy tại các khu vực ôn đới và taiga ở Bắc bán cầu. Chúng là các cây gỗ lớn, cao tới 20–60 (đôi khi tới 95) m khi phát triển đầy đủ và có thể phân biệt bằng các cành mọc vòng xoắn và hình dáng dạng nón của nó. Các lá kim của chúng gắn đơn lẻ với cành thành một vòng xoắn, mỗi lá kim trên một cấu trúc nhỏ giống như cái móc gọi là thể gối. Cá lá kim này bị rụng đi sau khoảng 4–10 năm, để lại các cành thô nháp với các thể gối sót lại. Đây là một cách dễ dàng để phân biệt các loài trong chi này với các chi khác gần giống nhưng với các cành tương đối nhẵn nhụi.
Các nhà khoa học đã tìm thấy một cụm các cây vân sam Na Uy trong dãy núi ở miền tây Thụy Điển, có tên gọi là Old Tjikko, với độ tuổi là 9.550 năm và chúng là các cây gỗ già nhất thế giới còn sống đã biết[1].
1 Các nón với vảy dày; lá có tiết diện tứ giác: đoạn Picea
2 Các nón với vảy dày gợn sóng, lá từ hơi dẹt tới rất dẹt: đoạn Omorika
3 Các nón với vảy gợn sóng, rất mỏng: đoạn 'Casicta'
Là một trong các nguồn gỗ quan trọng trong sản xuất giấy, ado nó có các sợi gỗ dài để làm giấy có chất lượng cao. Cũng được dùng làm cây cảnh trong nghề làm vườn, do có lá thường xanh và hình dáng chung là hình nón hẹp.
Gỗ vân sam được dfùng trong xây dựng chung tới tạo ra thiết bị âm nhạc hay các khí cụ bay bằng gỗ. Chiếc máy bay đầu tiên của Anh em Wright được làm từ gỗ vân sam.
Nhựa vân sam trong quá khứ được dùng làm hắc ín (trước khi có sử dụng các sản phẩm từ công nghiệp hóa dầu); tên gọi khoa học Picea nói chung được coi là có nguồn gốc từ tiếng La tinh pix nghĩa là hắc ín.
Lá và cành hoặc tinh dầu vân sam có thể dùng để nấu bia vân sam. Các phần đầu chóp của lá kim cũng có thể dùng trong sản xuất xi rô vân sam.
Chi Vân sam (danh pháp khoa học: Picea) là một chi chứa khoảng 35 loài cây lá kim thường xanh, dạng cây gỗ trong họ Pinaceae, được tìm thấy tại các khu vực ôn đới và taiga ở Bắc bán cầu. Chúng là các cây gỗ lớn, cao tới 20–60 (đôi khi tới 95) m khi phát triển đầy đủ và có thể phân biệt bằng các cành mọc vòng xoắn và hình dáng dạng nón của nó. Các lá kim của chúng gắn đơn lẻ với cành thành một vòng xoắn, mỗi lá kim trên một cấu trúc nhỏ giống như cái móc gọi là thể gối. Cá lá kim này bị rụng đi sau khoảng 4–10 năm, để lại các cành thô nháp với các thể gối sót lại. Đây là một cách dễ dàng để phân biệt các loài trong chi này với các chi khác gần giống nhưng với các cành tương đối nhẵn nhụi.
Các nhà khoa học đã tìm thấy một cụm các cây vân sam Na Uy trong dãy núi ở miền tây Thụy Điển, có tên gọi là Old Tjikko, với độ tuổi là 9.550 năm và chúng là các cây gỗ già nhất thế giới còn sống đã biết.