Khoai từ hay còn gọi là củ từ (tên Hán Việt: thổ noãn, thổ vu, danh pháp hai phần: Dioscorea esculenta), là một dạng khoai thuộc họ Củ nâu Dioscoreaceae[1] khoai từ gồm có các dạng là khoai từ (củ từ), củ từ lông (có loại ít hoặc nhiều lông). Ở Việt Nam, loại có gai (var. spinosa) phân bố ở Phú Quốc, loại không gai (var. fasiculata) phân bố rộng rãi, ngoài ra còn có củ từ nước (Dioscorea Pierrel) mọc ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ[2]. Khoai từ thường dùng làm lương thực, thực phẩm và nó còn là một vị thuốc với nhiều công dụng.
Khoai từ không những là một món ăn dân dã quen thuộc mà còn là một vị thuốc quý có lợi cho cơ thể con người. Khoai từ dùng làm thức ăn kiêng cho người tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì, là thức ăn hỗ trợ cho phòng chống nhiễm độc kim loại nặng trong môi trường sống, môi trường lao động có chất độc. Đồng thời khoai từ cũng là thức ăn cho người hay bị táo bón, khó ngủ, hâm hấp sốt nhất là đối với trẻ em, người già, trường hợp chưa cần phải dùng thuốc an thần, thuốc tẩy..., có tác dụng giải các chất độc khỏi cơ thể.,[2][3] ở Liên Xô (cũ), Các thầy thuốc thường đưa khoai từ vào chế độ ăn hằng ngày của công nhân để kịp thời bảo vệ sức khỏe lâu dài của đối tượng này.
Khoai từ ngoài công dụng chữa một số bệnh, nó còn là nguyên liệu để chế biến thành một số món ăn ngon như: canh khoai từ, khoai từ trộn sốt dưa lưới, canh khoai từ tôm viên.
Khoai từ hay còn gọi là củ từ (tên Hán Việt: thổ noãn, thổ vu, danh pháp hai phần: Dioscorea esculenta), là một dạng khoai thuộc họ Củ nâu Dioscoreaceae khoai từ gồm có các dạng là khoai từ (củ từ), củ từ lông (có loại ít hoặc nhiều lông). Ở Việt Nam, loại có gai (var. spinosa) phân bố ở Phú Quốc, loại không gai (var. fasiculata) phân bố rộng rãi, ngoài ra còn có củ từ nước (Dioscorea Pierrel) mọc ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Khoai từ thường dùng làm lương thực, thực phẩm và nó còn là một vị thuốc với nhiều công dụng.