dcsimg

Crocodylomorpha ( Vietnamita )

fornecido por wikipedia VI

Crocodylomorpha là một nhóm archosauria gồm cá sấu và các họ hàng tuyệt chủng của chúng.

Vào Đại Trung Sinh và đầu Đại Tân Sinh, Crocodylomorpha đa dạng hơn ngày nay rất nhiều. Crocodylomorpha kỷ Trias là những động vật nhỏ, tầm vóc nhẹ, hoạt động tích cực và sống trên cạn. Các dạng thời kỳ đầu này sau đó bị thay thế trong kỷ Jura bởi nhiều dạng Crocodylomorpha thủy sinh. Vào cuối kỷ Jura, kỷ Creta, và Đại Tân Sinh xuất hiện nhiều nhánh sống cạn hay bán thủy sinh. Cá sấu "hiện đại" xuất hiện vào cuối kỷ Creta. Các loài Crocodylomorpha lớn nhất là Crocodylus anthropophagus (6 mét), Machimosaurus hugii (9 mét), Sarcosuchus imperator (12 mét), Deinosuchus hatcheri (11mét).

Phân loại

Trước đây, tất cả cá sấu còn tồn tại hay đã tuyệt chủng đều được đặt vào bộ Crocodilia. Tuy nhiên, từ cuối thập kỷ 1980, nhiều nhà khoa học bắt đầu thu hẹp bộ Crocodilia (chỉ còn gồm các loài cá sấu hiện đại và họ hàng gần đã tuyệt chủng như Mekosuchus). Các nhóm khác trước đây gộp trong Crocodilia được đổi thành Crocodylomorpha và hạn chế hơn một chút là Crocodyliformes[2]. Crocodylomorpha được phân loại là cấp liên bộ trong một số nghiên cứu trong thế kỷ 20 và 21.[3]

Bộ Crocodylia cũ được chia làm bốn phân bộ:

Mesosuchia là nhóm cận ngành vì nó không chứa Eusuchia nhưng nhóm cá sấu thật sự này thì lại lồng sâu bên trong Mesosuchia. Tên gọi Mesoeucrocodylia được đặt cho nhánh chứa cả Mesosuchia và Eusuchian (Whetstone & Whybrow, 1983).

Phát sinh chủng loài

Phát sinh chủng loài theo Larsson & Sues (2007)[4] và Sereno et al. (2003):[5]

Crocodylomorpha


Sphenosuchia


Crocodyliformes


Protosuchia


Mesoeucrocodylia


Thalattosuchia


Metasuchia


Notosuchia


unnamed


Sebecia


Neosuchia


Atoposauridae


unnamed


Pholidosaurus




Dyrosauridae




Sarcosuchus



Terminonaris







Goniopholididae




Bernissartia



Eusuchia










Tham khảo

  1. ^ Irmis R. B.; Nesbitt S. J.; Sues H. -D. (2013). "Early Crocodylomorpha". Geological Society, London, Special Publications 379: 275. doi:10.1144/SP379.24
  2. ^ Martin J.E. & Benton M.J. (2008). "Crown Clades in Vertebrate Nomenclature: Correcting the Definition of Crocodylia." Systematic Biology, 57: 1,173 — 181.
  3. ^ Parrilla-Bel J.; Young M. T.; Moreno-Azanza M.; Canudo J. I. (2013). Butler Richard J, ed. "The First Metriorhynchid Crocodylomorph from the Middle Jurassic of Spain, with Implications for Evolution of the Subclade Rhacheosaurini". PLoS ONE 8: e54275. doi:10.1371/journal.pone.0054275
  4. ^ Larsson, Hans C. E.; Sues, Hans-Dieter (2007). “Cranial osteology and phylogenetic relationships of Hamadasuchus rebouli (Crocodyliformes: Mesoeucrocodylia) from the Cretaceous of Morocco” (PDF). Zoological Journal of the Linnean Society 149 (4): 533–567. ISSN 0024-4082. doi:10.1111/j.1096-3642.2007.00271.x.
  5. ^ Sereno, P. C.; Sidor, C. A.; Larsson, H. C. E.; Gado, B. (2003). “A new notosuchian from the Early Cretaceous of Niger” (PDF). Journal of Vertebrate Paleontology 23 (2): 477–482. ISSN 0272-4634. doi:10.1671/0272-4634(2003)023[0477:ANNFTE]2.0.CO;2.

Liên kết ngoài

licença
cc-by-sa-3.0
direitos autorais
Wikipedia tác giả và biên tập viên
original
visite a fonte
site do parceiro
wikipedia VI

Crocodylomorpha: Brief Summary ( Vietnamita )

fornecido por wikipedia VI

Crocodylomorpha là một nhóm archosauria gồm cá sấu và các họ hàng tuyệt chủng của chúng.

Vào Đại Trung Sinh và đầu Đại Tân Sinh, Crocodylomorpha đa dạng hơn ngày nay rất nhiều. Crocodylomorpha kỷ Trias là những động vật nhỏ, tầm vóc nhẹ, hoạt động tích cực và sống trên cạn. Các dạng thời kỳ đầu này sau đó bị thay thế trong kỷ Jura bởi nhiều dạng Crocodylomorpha thủy sinh. Vào cuối kỷ Jura, kỷ Creta, và Đại Tân Sinh xuất hiện nhiều nhánh sống cạn hay bán thủy sinh. Cá sấu "hiện đại" xuất hiện vào cuối kỷ Creta. Các loài Crocodylomorpha lớn nhất là Crocodylus anthropophagus (6 mét), Machimosaurus hugii (9 mét), Sarcosuchus imperator (12 mét), Deinosuchus hatcheri (11mét).

licença
cc-by-sa-3.0
direitos autorais
Wikipedia tác giả và biên tập viên
original
visite a fonte
site do parceiro
wikipedia VI