dcsimg

Công (chim) ( Vietnamese )

provided by wikipedia VI
Mục từ "Khổng tước" dẫn đến bài này. Xin đọc về các nghĩa khác tại bài Khổng tước (định hướng).
Bài này nói về công là các loài chim thuộc bộ Gà. Xin xem các mục từ khác có tên tương tự ở Công (định hướng).
 src=
Một con công lam Ấn Độ đang xòe đuôi

Công hay còn gọi cuông, nộc dung, khổng tước[2][3] (danh pháp khoa học: Pavo muticus) là một loài chim thuộc họ Trĩ được Linnaeus mô tả khoa học lần đầu năm 1766. Chim công sinh sống ở rừng nhiệt đới Đông Nam Á và phía nam Trung Quốc.[4]. Nó có mối quan hệ gần gũi với Pavo cristatus ở lục địa Ấn Độ. Công đã từng phân bố rộng rãi ở Đông Nam Á từ phía đông và đông bắc Ấn Độ, Bắc Myanma và miền nam Trung Quốc, mở rộng thông qua Lào, và Thái Lan vào Việt Nam, Campuchia, bán đảo Mã Lai và các đảo Java. Loài này được tìm thấy trong một loạt các môi trường sống bao gồm cả rừng nguyên sinh và thứ cấp, cả hai vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, cũng như thường xanh và rụng lá. Họ cũng có thể được tìm thấy trong các khu vực có cây tre, đồng cỏ, thảo nguyên, cây bụi và cạnh đất nông nghiệp.

Đặc điểm chung

Hình dạng

  • Con đực: Bộ lông có màu lục óng ánh, đuôi rất dài, có màu lục ánh đồng, mỗi lông ở mút có sao màu lục xanh, đỏ đồng, vàng, nâu. Mào dài, hẹp thẳng đứng, phần mặt của nó có màu vàng và xanh, khi nó múa đuôi xòe ra hình nan quạt để thu hút chim cái.
  • Con cái: Gần giống con đực nhưng không có mào đầu, không có lông trang hoàng. Lông đuôi con cái thường ngắn và có viền nâu. Mắt nâu thẫm, mỏ xám sừng, chân xám.

Loài phụ

Loài công có 3 phân loài khác nhau[5], nhưng một số nhà nhân giống công lại cho rằng công có thể có nhiều phân loài hơn[6][7].

  • Pavo muticus imperator: Công Đông Dương
  • Pavo muticus spificer: Công Miến Điện
  • Pavo muticus muticus: Công Java

Hình ảnh

Văn học

Trong dân gian, có nhiều câu nói về công, xem công như là đại diện cho cái gì cao quý:

Con công ăn lẫn với
Rồng kia, rắn nọ, coi đà sao nên

Về hình ảnh con công xòe đuôi xòe cánh, ca dao có câu:

Tập tầm vông
Con công hay múa
Nó múa làm sao
Nó rụt cổ vào
Nó xoè cánh ra...

Về tiếng kêu của con công, vì nó giống với từ "tố hộ", nên trong dân gian có khá nhiều câu ca dao nói về đặc điểm này:

Con công tố hộ trên rừng
Đã có con chị, thì đừng con em
Lòng yêu vô giá quá chừng
Con công tố hộ trên rừng mặc công

hay

Con công tố hộ trên rừng
Mẹ ơi lạy mẹ xin đừng bỏ con

Tục ngữ cũng có câu "nem công chả phượng" để tả những món ăn đắt tiền, quý hiếm.

Chú thích

  1. ^ BirdLife International (2013). Pavo muticus. Sách Đỏ IUCN các loài bị đe dọa. Phiên bản 2013.2. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2013.
  2. ^ Từ điển Hán-Việt
  3. ^ Các loài chim trong kinh điển Phật giáo. 1/7/2007
  4. ^ Rasmussen, P. C. & J. C. Anderton (2005) The Birds of South Asia. Smithsonian Institution & Lynx Edicions.
  5. ^ Madge S. và P. McGowan (2002) Pheasants, Partridges and Grouse ISBN 0-7136-3966-0
  6. ^ Pfauenzucht Mennig
  7. ^ PDF in German

Liên kết ngoài

 src= Tra công trong từ điển mở tiếng Việt Wiktionary  src= Wikimedia Commons có thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về Công (chim)
license
cc-by-sa-3.0
copyright
Wikipedia tác giả và biên tập viên
original
visit source
partner site
wikipedia VI

Công (chim): Brief Summary ( Vietnamese )

provided by wikipedia VI
Mục từ "Khổng tước" dẫn đến bài này. Xin đọc về các nghĩa khác tại bài Khổng tước (định hướng). Bài này nói về công là các loài chim thuộc bộ Gà. Xin xem các mục từ khác có tên tương tự ở Công (định hướng).  src= Một con công lam Ấn Độ đang xòe đuôi

Công hay còn gọi cuông, nộc dung, khổng tước (danh pháp khoa học: Pavo muticus) là một loài chim thuộc họ Trĩ được Linnaeus mô tả khoa học lần đầu năm 1766. Chim công sinh sống ở rừng nhiệt đới Đông Nam Á và phía nam Trung Quốc.. Nó có mối quan hệ gần gũi với Pavo cristatus ở lục địa Ấn Độ. Công đã từng phân bố rộng rãi ở Đông Nam Á từ phía đông và đông bắc Ấn Độ, Bắc Myanma và miền nam Trung Quốc, mở rộng thông qua Lào, và Thái Lan vào Việt Nam, Campuchia, bán đảo Mã Lai và các đảo Java. Loài này được tìm thấy trong một loạt các môi trường sống bao gồm cả rừng nguyên sinh và thứ cấp, cả hai vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, cũng như thường xanh và rụng lá. Họ cũng có thể được tìm thấy trong các khu vực có cây tre, đồng cỏ, thảo nguyên, cây bụi và cạnh đất nông nghiệp.

license
cc-by-sa-3.0
copyright
Wikipedia tác giả và biên tập viên
original
visit source
partner site
wikipedia VI