dcsimg

Chuột gai châu Phi ( الفيتنامية )

المقدمة من wikipedia VI

Chuột gai châu Phi (Danh pháp khoa học: Acomys percivali) là một loài động vật có vú trong họ Chuột, bộ Gặm nhấm. Loài này được Dollman mô tả năm 1911.,[1] chúng sống tại vùng núi ở miền trung Kenya.[2] Chuột gai châu Phi được xem là một trong những loài động vật sở hữu lớp da mỏng nhất thế giới và sở hữu khả năng tự tái tạo da để dễ dàng tự lột bỏ lớp da của mình khi gặp kẻ thù. Chuột gai châu Phi có thể trốn thoát trẻ thù ăn thịt như rắn, cú và đại bàng bằng cách tự lột phần lớn da của mình. Khi bị kẻ thù bắt, con chuột có thể lột bỏ 60% da của mình để tẩu thoát.[3]

Cơ chế

Do lớp biểu bì mềm bên dưới lớp da của loài chuột này đã giúp cho nó dễ dàng lột bỏ lớp da cũ. da của chuột gai châu Phi cho thấy nó yếu hơn khoảng 20 lần và dễ xé rách hơn 77 lần so với da của chuột bạch thí nghiệm. Đặc điểm da dễ vị xé rách của loài chuột gai châu Phi có thể giúp chúng thoát khỏi kẻ thù, như rắn, chim đại bàng. Khi bị tấn công, chúng sẵn sàng bỏ lại một phần da để thoát thân[2]

Bên cạnh đó, chuột gai châu Phi còn sở hữu khả năng tự làm lành, tái tạo da, nang lông, tuyến mồ hôi và sụn trong vòng vài ngày mà không để lại sẹo. Nếu bị thương thì đến hôm sau, vết thương đó có thể được thu nhỏ tới 64%, do đó, việc bị rách da dù lớn đến đâu cũng ảnh hưởng đến loài chuột gai. Điều đặc biệt, sau đó, chuột có thể phục hồi lại được phần da bị mất một cách nhanh chóng, trong vòng 3 ngày, mà không để lại sẹo. Sau khoảng 30 ngày thì phần long và màu da được phục hồi hoàn toàn.[3]

Một thí nghiệm, người ta đã thử nghiệm lột khoảng 60% da trên lưng của nhưng con chuột, nhưng sau đó phần da bị mất mọc lại rất nhanh và lông cũng mọc lại ở phần ra mới tái tạo vết thương dài 4mm có thể lành trong 3 ngày, trong khi, loài chuột bạch thí nghiệm phải mất từ 5 đến 7 ngày để lành một vết thương tương tự[2] điều này cho thấy Chúng không tái tạo lại toàn bộ phần da bị mất. Chúng sử dụng khả năng co giãn của da để che vị trí bị thương nên chúng thực sự không phải tái tạo ra nhiều. Ở phần trung tâm của vết thương, vẫn còn khoảng 5% da chưa tái tạo.

Chú thích

  1. ^ a ă Wilson, D. E.; Reeder, D. M. biên tập (2005). “Acomys percivali”. Mammal Species of the World . Baltimore: Nhà in Đại học Johns Hopkins, 2 tập (2.142 trang). ISBN 978-0-8018-8221-0. OCLC 62265494.
  2. ^ a ă â “Giải mã bí ẩn tái tạo da của chuột châu Phi - VietNamNet”. VietNamNet. Truy cập 2 tháng 6 năm 2014.
  3. ^ a ă http://thvl.vn/?p=220087

Tham khảo

ترخيص
cc-by-sa-3.0
حقوق النشر
Wikipedia tác giả và biên tập viên
النص الأصلي
زيارة المصدر
موقع الشريك
wikipedia VI

Chuột gai châu Phi: Brief Summary ( الفيتنامية )

المقدمة من wikipedia VI

Chuột gai châu Phi (Danh pháp khoa học: Acomys percivali) là một loài động vật có vú trong họ Chuột, bộ Gặm nhấm. Loài này được Dollman mô tả năm 1911., chúng sống tại vùng núi ở miền trung Kenya. Chuột gai châu Phi được xem là một trong những loài động vật sở hữu lớp da mỏng nhất thế giới và sở hữu khả năng tự tái tạo da để dễ dàng tự lột bỏ lớp da của mình khi gặp kẻ thù. Chuột gai châu Phi có thể trốn thoát trẻ thù ăn thịt như rắn, cú và đại bàng bằng cách tự lột phần lớn da của mình. Khi bị kẻ thù bắt, con chuột có thể lột bỏ 60% da của mình để tẩu thoát.

ترخيص
cc-by-sa-3.0
حقوق النشر
Wikipedia tác giả và biên tập viên
النص الأصلي
زيارة المصدر
موقع الشريك
wikipedia VI