Ovalentaria[1] hay Ovalentariae[2] (từ tiếng La tinh. "ovum" = trứng, noãn; "lentae" = dính, dai) là một đơn vị phân loại đa dạng loài cá (một nhóm phân loại) từ một nhóm cá dạng cá vược (Percomorpha).
Ovalentaria bao gồm các nhóm lớn cá nước ngọt nhiệt đới (như Cichlidae và Cyprinodontiformes), cá sinh sống trong rạn san hô (như Pomacentridae và Blennioidei) cùng các nhóm cá sinh sống trong cả môi trường nước mặn, nước lợ và nước ngọt (như Ambassidae, Mugilidae và Atherinomorpha). Các tác giả đã thiết lập đơn vị phân loại này là William Leo Smith từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Field và Thomas J. Near từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Peabody vào năm 2012. Đơn vị phân loại này chứa khoảng 4.800 loài cá trong khoảng 45 họ, hay 27% các họ cá dạng cá vược và 16% tất cả các loài cá trong lớp cá vây tia (Actinopterygii). Mối quan hệ gần của các nhóm cá có bề ngoài rất khác biệt này dựa trên các nghiên cứu phát sinh chủng loài cấp độ phân tử và bị giới hạn bởi đặc trưng hình thái học duy nhất dựa theo cách thức duy trì trứng của nhóm cá này là đẻ trứng ở đáy, dính với nhau bằng các sợi màng đệm[1].
Tính đơn ngành của các bộ phận của Ovalentaria đã được tìm thấy trong các công trình nghiên cứu phát sinh chủng loài trước đây[3][4], nhưng không một nghiên cứu nào bao gồm tất cả các đơn vị phân loại của nhánh này.
Năm 2009, một nhóm các nhà ngư học của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Pháp (Muséum National d'Histoire Naturelle) tại Paris đã xác định các nhóm có quan hệ gần với thành phần tương tự như Ovalentaria và đề xuất tạo ra một bộ mới, được họ đặt tên là "Stiassnyiformes"[5][6], để vinh danh người phụ trách Phòng Ngư học của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ (American Museum of Natural History) là Melanie Stiassny, người lần đầu tiên đặt ra vấn đề cho rằng cá đối (Mugilidae) có quan hệ họ hàng gần với cá thia (Pomacentridae) và cá bảy màu (Poeciliidae) vào năm 1993[7]. Tuy nhiên, họ đã không đưa ra miêu tả chính thức đầu tiên và không tính tới nguyên tắc trong việc đặt các bậc phân loại sinh học, chẳng hạn một bộ (như Cyprinodontiformes) không thể thuộc về một bộ khác.
Ovalentaria là đơn vị phân loại dựa theo nút (node-based taxon), chứa tổ tiên chung gần nhất của Ambassis urotaenia, Mugil cephalus, Embiotoca lateralis, Pseudochromis fridmani, Gobiesox maeandricus, Gillellus semicinctus, Polycentrus schomburgkii, Pholidichthys leucotaenia, Cichla temensis, Labidesthes sicculus, Gambusia affinis và Oryzias latipes và bao gồm tất cả các hậu duệ của tổ tiên chung này.
Đặc điểm chung của Ovalentaria là đẻ trứng ở đáy và gắn trứng đẻ ra bằng các sợi dính xung quanh lỗ noãn vào nền nơi sinh sản. Trong 5 đơn vị phân loại của Ovalentaria là Embiotocidae, Zenarchopteridae, Goodeidae, Poeciliidae và một số loài trong Labrisomidae thì việc sinh sản phát triển thành thai sinh (đẻ con). Thai sinh trong các trường hợp này là thứ cấp và đã phát triển độc lập. Ở các nhóm khác, như nhóm đẻ trứng ngoài biển khơi thứ cấp (chẳng hạn họ Exocoetidae (dù vẫn có sợi dính vào chất nền) và một số loài trong họ Belonidae) hay nhóm có các sợi dính nhạy cảm áp suất (như Mugilidae và Embiotocidae) thì đẻ trứng đáy cũng bị mất đi một phần nào. Trong phạm vi Ovalentaria việc chăm sóc cá con mới sinh được quan sát thấy ở nhiều nhóm (như Cichlidae hay Pholidichthys)[8][9].
Ngoài ra, nhiều loài trong Ovalentaria còn chia sẻ một vài đặc điểm sau, dù chúng không là đặc trưng chẩn đoán có thể sử dụng trong khắp cả nhánh này, nhưng là quan trọng trong phạm vi Ovalentaria.
Ovalentaria có quan hệ họ hàng gần với hai nhánh có quan hệ chị-em trong Percomorphaceae là:
Cả ba nhánh này cùng nhau hợp thành nhóm có quan hệ chị-em với Eupercaria, trong đó hiện nay người ta cho rằng bao gồm Lophiiformes, Tetraodontiformes, Perciformes nghĩa mới và một vài bộ khác.
Biểu đồ sau đây thể hiện mối quan hệ giữa các nhánh của Ovalentaria[2]:
Ovalentaria
Ovalentaria hay Ovalentariae (từ tiếng La tinh. "ovum" = trứng, noãn; "lentae" = dính, dai) là một đơn vị phân loại đa dạng loài cá (một nhóm phân loại) từ một nhóm cá dạng cá vược (Percomorpha).
Ovalentaria bao gồm các nhóm lớn cá nước ngọt nhiệt đới (như Cichlidae và Cyprinodontiformes), cá sinh sống trong rạn san hô (như Pomacentridae và Blennioidei) cùng các nhóm cá sinh sống trong cả môi trường nước mặn, nước lợ và nước ngọt (như Ambassidae, Mugilidae và Atherinomorpha). Các tác giả đã thiết lập đơn vị phân loại này là William Leo Smith từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Field và Thomas J. Near từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Peabody vào năm 2012. Đơn vị phân loại này chứa khoảng 4.800 loài cá trong khoảng 45 họ, hay 27% các họ cá dạng cá vược và 16% tất cả các loài cá trong lớp cá vây tia (Actinopterygii). Mối quan hệ gần của các nhóm cá có bề ngoài rất khác biệt này dựa trên các nghiên cứu phát sinh chủng loài cấp độ phân tử và bị giới hạn bởi đặc trưng hình thái học duy nhất dựa theo cách thức duy trì trứng của nhóm cá này là đẻ trứng ở đáy, dính với nhau bằng các sợi màng đệm.
Tính đơn ngành của các bộ phận của Ovalentaria đã được tìm thấy trong các công trình nghiên cứu phát sinh chủng loài trước đây, nhưng không một nghiên cứu nào bao gồm tất cả các đơn vị phân loại của nhánh này.
Năm 2009, một nhóm các nhà ngư học của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Pháp (Muséum National d'Histoire Naturelle) tại Paris đã xác định các nhóm có quan hệ gần với thành phần tương tự như Ovalentaria và đề xuất tạo ra một bộ mới, được họ đặt tên là "Stiassnyiformes", để vinh danh người phụ trách Phòng Ngư học của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ (American Museum of Natural History) là Melanie Stiassny, người lần đầu tiên đặt ra vấn đề cho rằng cá đối (Mugilidae) có quan hệ họ hàng gần với cá thia (Pomacentridae) và cá bảy màu (Poeciliidae) vào năm 1993. Tuy nhiên, họ đã không đưa ra miêu tả chính thức đầu tiên và không tính tới nguyên tắc trong việc đặt các bậc phân loại sinh học, chẳng hạn một bộ (như Cyprinodontiformes) không thể thuộc về một bộ khác.
卵附系(学名:Ovalentaria)是辐鳍鱼纲的一系,是一个包含了银汉鱼目、鳚形目、慈鲷目、鲻形目等等棘鳍类的一个演化支。
本系属于真骨下纲、正真骨鱼群、栉鳞派、棘鳍类、鲈形亚类,攀鲈系及鲹形系是本系的旁系群[1][2]。
本系包括4个总目、7个目共45科,其中9个科地位未定,如下[1][2]:
攀鲈系 Anabantaria
鲹形系 Carangaria
卵附系 Ovalentaria
真鲈形系 Eupercaria
虾虎鱼系 Gobiaria
远洋鱼系 Pelagiaria
海龙鱼系 Syngnatharia
蟾鱼系 Batrachoidaria
鼬鱼系 Ophidiaria
卵附系 Ovalentaria 鳚形总目 Blenniimorphae鳚形目 Blenniiformes
喉盘鱼目 Gobiesociformes
后颌鱼科 Opistognathidae
蓝纹鲈科 Grammatidae
鮗科 Plesiopidae
油纹鲈属 Lipogramma
鲻形总目 Mugilomorphae鲻形目 Mugiliformes
海鲫科 Embiotocidae
雀鲷科 Pomacentridae
鳗鲷科 Congrogadidae
双边鱼科 Ambassidae
银汉鱼总目 Atherinomorphae银汉鱼目 Atheriniformes
鳉形目 Cyprinodontiformes
鶴鱵目 Beloniformes
慈鲷总目 Cichlomorphae慈鲷目 Cichliformes
叶鲈科 Polycentridae