Rùa Trung bộ (danh pháp khoa học: Mauremys annamensis) là một loài rùa thuộc họ Rùa đầm (Geoemydidae = Bataguridae).
Có thể phân biệt loài rùa này với các loài họ hàng bởi các họa tiết màu: đầu có màu tối với ba hoặc bốn sọc vàng ở bên. Mai rùa có màu vàng hoặc màu da cam với vết đen trên các vảy[1]
Rùa Trung bộ là loài rùa nước ngọt, con trưởng thành nặng khoảng 1 kg đến 2 kg, thường sống ở các đầm lầy và ao, hồ nhỏ[2].
Rùa Trung bộ là loài đặc hữu của một vùng nhỏ ở miền Trung Việt Nam[1]. Loài này được thấy khá nhiều trong những năm 1930 nhưng tất cả các cuộc khảo sát sau năm 1941 đều không cho thấy một cá thể nào sống hoang dã[3].
Do hầu như không bắt gặp loài rùa này bị buôn bán để làm thực phẩm nên loài này hầu như không còn tồn tại trong tự nhiên[4].
Nam 2006, một quần thể rùa Trung bộ hoang dã đã được tìm thấy ở gần Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam[3]. Mặc dù rất hiếm, các mẫu vật rùa Trung bộ vẫn được bán ở Trung Quốc và Hồng Kông, thậm chí còn được nhập cảnh trái phép vào Hoa Kỳ. Một số ít rùa Trung bộ đang được nuôi giữ ở đảo Hải Nam, Trung Quốc[4] cũng như ở Trung tâm Bảo tồn rùa Cúc Phương đóng tại Vườn Quốc gia Cúc Phương ở miền Bắc Việt Nam[5]. Loài này gần như đã tuyệt chủng trong tự nhiên do tình trạng săn bắt trái phép [1].
Một dòng lai giữa rùa Trung bộ với một loài khác thuộc họ Rùa đầm là rùa hộp lưng đen (Cuora amboinensis) đã được phát hiện. Ngoài ra, một loài mới được đề xuất là Ocadia glyphistoma, là con của rùa cổ sọc (Ocadia sinensis) đực với rùa Trung bộ cái, loài lai này có thể được lai ngoài tự nhiên hoặc trong môi trường nuôi giữ.
Rùa Trung bộ (danh pháp khoa học: Mauremys annamensis) là một loài rùa thuộc họ Rùa đầm (Geoemydidae = Bataguridae).
Có thể phân biệt loài rùa này với các loài họ hàng bởi các họa tiết màu: đầu có màu tối với ba hoặc bốn sọc vàng ở bên. Mai rùa có màu vàng hoặc màu da cam với vết đen trên các vảy
Rùa Trung bộ là loài rùa nước ngọt, con trưởng thành nặng khoảng 1 kg đến 2 kg, thường sống ở các đầm lầy và ao, hồ nhỏ.
Rùa Trung bộ là loài đặc hữu của một vùng nhỏ ở miền Trung Việt Nam. Loài này được thấy khá nhiều trong những năm 1930 nhưng tất cả các cuộc khảo sát sau năm 1941 đều không cho thấy một cá thể nào sống hoang dã.
Do hầu như không bắt gặp loài rùa này bị buôn bán để làm thực phẩm nên loài này hầu như không còn tồn tại trong tự nhiên.
Nam 2006, một quần thể rùa Trung bộ hoang dã đã được tìm thấy ở gần Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam. Mặc dù rất hiếm, các mẫu vật rùa Trung bộ vẫn được bán ở Trung Quốc và Hồng Kông, thậm chí còn được nhập cảnh trái phép vào Hoa Kỳ. Một số ít rùa Trung bộ đang được nuôi giữ ở đảo Hải Nam, Trung Quốc cũng như ở Trung tâm Bảo tồn rùa Cúc Phương đóng tại Vườn Quốc gia Cúc Phương ở miền Bắc Việt Nam. Loài này gần như đã tuyệt chủng trong tự nhiên do tình trạng săn bắt trái phép .
Một dòng lai giữa rùa Trung bộ với một loài khác thuộc họ Rùa đầm là rùa hộp lưng đen (Cuora amboinensis) đã được phát hiện. Ngoài ra, một loài mới được đề xuất là Ocadia glyphistoma, là con của rùa cổ sọc (Ocadia sinensis) đực với rùa Trung bộ cái, loài lai này có thể được lai ngoài tự nhiên hoặc trong môi trường nuôi giữ.