dcsimg

Họ Ô rô ( Vietnamese )

provided by wikipedia VI
 src=
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Họ Ô rô (danh pháp khoa học: Acanthaceae) là một họ thực vật hai lá mầm trong thực vật có hoa, chứa khoảng 214-250 chi (tùy hệ thống phân loại) và khoảng 2.500-4.000 loài, trong khi đó các hệ thống phân loại của APG chấp nhận ít chi hơn nhưng lại nhiều loài hơn (khoảng 229 chi và khoảng 4.000 loài).

Phần lớn là cây thân thảo, cây bụi hay dây leo nhiệt đới; một số có gai. Chỉ có một số ít loài sinh sống trong khu vực ôn đới, bốn trung tâm phân bổ chính là khu vực Indo-Malaya, châu Phi, BrasilTrung Mỹ. Các đại diện của họ này có thể được tìm thấy ở gần như mọi môi trường sinh sống, chẳng hạn trong các rừng rậm và rừng thưa, trong các bụi cây hay trên các cánh đồng và thung lũng ẩm ướt, ven biển và trong các khu vực biển, đầm lầy như là một thành phần của các rừng đước.

Đặc điểm

Các loài trong họ này có các lá đơn, mọc đối xếp chéo chữ thập với mép lá nhẵn (hoặc đôi khi có răng cưa hay thùy). Lá có thể chứa các viên sỏi, nhìn thấy dưới dạng các sọc trên bề mặt. Hoa hoàn hảo, đối xứng hai bên tới gần như đối xứng tỏa tia, các hoa này mọc thành một cụm hoa hoặc là kiểu cành hoa hoặc kiểu xim. Thông thường có lá bắc nhiều màu sắc đối diện với mỗi hoa; ở một vài loài thì lá bắc lớn và sặc sỡ. Đài hoa thông thường là loại 4-5 thùy; tràng hoa hình ống, 2 môi hay 5 thùy; các nhị hoa hoặc là 2 hay 4 được sắp xếp thành cặp và lồng vào tràng hoa; bầu nhụy lớn, 2-lá noãn, với kiểu đính noãn gắn trụ. Quả là loại quả nang 2 tế bào, nẻ ra có phần hơi mạnh mẽ. Ở phần lớn các loài, hạt gắn liền với cuống móc nhỏ (một loại cán phôi biến đổi) để đẩy chúng ra khỏi quả nang. Hạt là loại không có nội nhũ với các phôi lớn.

Loài quen thuộc với khu vực ôn đới là Acanthus mollis hay ô rô gấu, một loài cây thân thảo sống lâu năm với các lá lớn và cành hoa cao tới 2 m. Các chi nhiệt đới quen thuộc với những người làm vườn có ThunbergiaJusticia.

Chi Mắm (Avicennia), thông thường được đặt trong họ Verbenaceae hay trong họ của chính nó, Avicenniaceae, được Angiosperm Phylogeny Group đưa vào họ Acanthaceae trên cơ sở của nghiên cứu phát sinh loài ở mức phân tử chỉ ra rằng nó cần được gắn liền với họ này.

Phân loại

Họ này được phân chia thành các phân họ và tông như sau:

Phân họ Nelsonioideae

Phân họ Acanthoideae

Các tông Barlerieae, Andrographideae, Whitfieldieae và nhóm Neuracanthus hợp lại thành cái gọi là nhánh BAWN.

Phân họ Thunbergioideae

  • Phân họ Thunbergioideae Kosteletzky: Khoảng 5 chi và 150 loài. Các chi đa dạng nhất Thunbergia (90 loài), Mendoncia (60 loài).

Phân họ Avicennioideae

  • Phân họ Avicennioideae Miers: 1 chi, 8 loài. Đôi khi tách riêng thành họ Avicenniaceae.

Tham khảo và liêt kết ngoài

 src= Wikispecies có thông tin sinh học về Họ Ô rô  src= Wikimedia Commons có thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về Họ Ô rô

Tham khảo

license
cc-by-sa-3.0
copyright
Wikipedia tác giả và biên tập viên
original
visit source
partner site
wikipedia VI

Họ Ô rô: Brief Summary ( Vietnamese )

provided by wikipedia VI

Họ Ô rô (danh pháp khoa học: Acanthaceae) là một họ thực vật hai lá mầm trong thực vật có hoa, chứa khoảng 214-250 chi (tùy hệ thống phân loại) và khoảng 2.500-4.000 loài, trong khi đó các hệ thống phân loại của APG chấp nhận ít chi hơn nhưng lại nhiều loài hơn (khoảng 229 chi và khoảng 4.000 loài).

Phần lớn là cây thân thảo, cây bụi hay dây leo nhiệt đới; một số có gai. Chỉ có một số ít loài sinh sống trong khu vực ôn đới, bốn trung tâm phân bổ chính là khu vực Indo-Malaya, châu Phi, BrasilTrung Mỹ. Các đại diện của họ này có thể được tìm thấy ở gần như mọi môi trường sinh sống, chẳng hạn trong các rừng rậm và rừng thưa, trong các bụi cây hay trên các cánh đồng và thung lũng ẩm ướt, ven biển và trong các khu vực biển, đầm lầy như là một thành phần của các rừng đước.

license
cc-by-sa-3.0
copyright
Wikipedia tác giả và biên tập viên
original
visit source
partner site
wikipedia VI