dcsimg

Budorcas ( Vietnamese )

provided by wikipedia VI

Trâu rừng Tây Tạng, hay thường gọi là Linh ngưu (tiếng Trung Quốc: 羚牛, Hán Việt: Linh ngưu, chữ Tạng: ར་རྒྱ་; Wylie: ra rgya), danh pháp hai phần: Budorcas taxicolor, là một loài động vật có hình dạng nửa giống dê nửa giống trâu bò phân bố tại phía đông dãy Himalaya. Đây là loài động vật cấp một quốc gia được bảo vệ trọng điểm tại Trung Quốc.

Tên gọi phổ biến của loài động vật này được phiên âm từ tiếng Trung Quốc. Trong tiếng Anh, loài này có tên là Takin ( /ˈtɑːkɪn/), hoặc còn có những tên gọi như cattle chamois hoặc gnu goat.[2] Tại Việt Nam, theo thông tư do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành, loài này còn có tên là trâu rừng Tây Tạng.[3]

Có 4 phân loài là: B. t. taxicolor, linh ngưu Mishmi; B. t. bedfordi, linh ngưu Thiểm Tây hoặc linh ngưu vàng; B. t. tibetana, linh ngưu Tứ Xuyên hoặc Tây Tạng; và B. t. whitei, linh ngưu Bhutan. Trong quá khứ, Trâu rừng Tây Tạng được xếp chung với bò xạ hương trong tông Ovibovini, nghiên cứu ti thể gần đây phát hiện một mối quan hệ gần gũi hơn với Ovis (cừu). Tương đồng vật lý của loài với bò xạ hương là một ví dụ tiến hóa hội tụ.[4] Trâu rừng Tây Tạng là loài động vật biểu tượng quốc gia của Bhutan.[5]

Diện mạo

Trâu rừng Tây Tạng cùng bò xạ hương là những loài to lớn nhất và chắc nịch thuộc phân họ Caprinae, trong đó bao gồm tất cả các loài , cừu và những loài tương tự. Các chân ngắn được chống đỡ trên bộ móng guốc hai ngón, lớn, với một cựa phát triển mạnh.[2][6] Cơ thể chắc nịch và ngực sâu. Phần đầu to lớn cấu tạo đặc biệt hơn bởi chiếc mũi cong, dài và cặp sừng chắc khỏe gồ lên ở đáy, với chiều dài có thể lên tới 64 cm (25 in).[2] Cả hai giới đều có sừng nhỏ chạy song song hộp sọ và sau đó cong lên trong một điểm ngắn, dài khoảng 30 cm (12 in). Lớp lông dài, bờm xờm sáng màu, với một vạch đen dọc lưng,[2] và con đực cũng có khuôn mặt sẫm màu.[6] Bốn phân loài Trâu rừng Tây Tạng hiện đang được công nhận, có xu hướng thể hiện sự thay đổi màu lông. Lớp lông mịn dày rậm thường chuyển sang màu đen trên mặt bụng và chân. Phạm vi màu sắc tổng thể từ đen sẫm đến nâu đỏ tràn lan vàng xám tại phân loài đông Himalaya đến màu xám vàng nhẹ hơn tại phân loài Tứ Xuyên đến màu vàng kim là chủ yếu hoặc (hiếm khi) kem trắng với ít lông đen tại phân loài Thiểm Tây. Truyền thuyết về "bộ lông cừu vàng", được Jason và Argonauts nghiên cứu,[7] có thể lấy cảm hứng từ bộ lông bóng láng của Trâu rừng Tây Tạng vàng (B. t. bedfordi).[6] Lông mao của loài có thể dao động từ 3 cm (1,2 in), trên sườn cơ thể trong mùa hè, lên đến 24 cm (9,4 in), ở mặt dưới của đầu vào mùa đông.

Trâu rừng Tây Tạng khi đứng có bờ vai cao khoảng 97 đến 140 cm (38 đến 55 in) và có chiều dài từ đầu đến hết thân tương đối ngắn 160–220 cm (63–87 in). Đuôi chỉ hơn 12 đến 21,6 cm (4,7 đến 8,5 in). Khối lượng được báo cáo phần nào khác nhau, nhưng loài khá nặng. Theo hầu hết các báo cáo, con đực lớn hơn một chút, báo cáo cân nặng 300–350 kg (660–770 lb) so với 250–300 kg (550–660 lb) ở con cái.[8] Tuy nhiên, theo Betham (1908), con cái lớn hơn, Trâu rừng Tây Tạng nuôi nhốt khoảng 322 kg (710 lb) ở con cái. Nguồn khác báo cáo Trâu rừng Tây Tạng có thể nặng tới 400 kg (880 lb) hoặc 600 kg (1.300 lb) trong vài trường hợp.[9][10]

Thay vì có các tuyến mùi cục bộ, Trâu rừng Tây Tạng tiết ra các chất nặng mùi dạng dầu trên toàn bộ cơ thể.[6] Đây có thể là lý do cho diện mạo căng phồng của khuôn mặt. Do đặc tính này, nhà sinh vật học George Schaller ví Trâu rừng Tây Tạng như là một con "nai sừng tấm bị ong đốt".[5] Sự kết hợp đặc tính cũng khiến cho loài được đặt biệt danh "bò sơn dương" và "dê đầu bò".

Môi trường sống

Trâu rừng Tây Tạng được tìm thấy từ thung lũng rừng rậm đến khu vực núi phủ cỏ, đá ở độ cao từ 1.000 đến 4.500 m trên mực nước biển.[2] Linh ngưu Mishmi phân bố ở miền đông bang Arunachal Pradesh, trong khi linh ngưu Bhutan tại miền tây Arunachal Pradesh và Bhutan.[11] Khu bảo tồn sinh quyển Dihang-Dibang tại Arunachal Pradesh là nơi phân bố của cả linh ngưu Mishmi, thượng Siang (Kopu)[12] và Bhutan.[13] Đàn Trâu rừng Tây Tạng sinh sản tích cực lớn nhất ở Bắc Mỹ có thể được tìm thấy tại công viên hoang dã ở Cumberland, Ohio. Chúng là một phần của kế hoạch cứu nguy loài (SSP) thông qua Hiệp hội vườn thú và bể cảnh. Một quần thể nuôi nhốt cũng tồn tại trong vườn thú Minnesota ở Hoa Kỳ.[14] Ngoài ra còn có một nhóm Trâu rừng Tây Tạng trưng bày tại vườn thú San Diego.

Tập tính

Trâu rừng Tây Tạng phân bố theo các nhóm gia đình nhỏ khoảng 20 cá thể, mặc dù con đực lớn tuổi có thể tồn tại cô độc hơn. Vào mùa hè, đàn lên đến 300 cá thể tụ tậo cao trên sườn núi.[2] Các nhóm dường như xuất hiện với số lượng lớn nhất khi vị trí kiếm ăn thuận lợi, bãi liếm muối hay suối nước nóng được định vị. Giao phối diễn ra trong tháng Bảy và tháng Tám. Con đực trưởng thành cạnh tranh thống trị bằng cách húc đầu với đối thủ. Cả hai giới sử dụng mùi nước tiểu của chính mình nhằm khẳng định sự thống trị. Một con non duy nhất được sinh ra sau một thai kỳ khoảng tám tháng.[2] Trâu rừng Tây Tạng di chuyển từ đồng cỏ phía trên đến phía dưới, khu vực rừng rậm trong mùa đông và điểm nắng ấm khi mặt trời mọc.[2] Khi bị khuấy động, cá thể phát ra một tiếng 'ho' báo động và đàn rút lui vào bụi tre dày và nằm trên mặt đất để ngụy trang.[7]

Trâu rừng Tây Tạng kiếm ăn vào buổi sáng sớm và chiều tối, ăn đa dạng lá và cỏ, cũng như măng tre và hoa.[7] Chúng từng được quan sát đứng trên hai chân sau để ăn lá trên độ cao 3,1 m (10 ft). Muối cũng là một phần quan trọng của chế độ ăn. Nhóm có thể ở tại nơi trầm tích vô cơ trong nhiều ngày.[2]

Sự chồng lấn phạm vi sống với nhiều kẻ thù tự nhiên tiềm năng bao gồm gấu ngựa, báo hoa mai, và (hiếm thấy hơn) là hổ, sói xám, báo tuyết, sói đỏ. Theo giai thoại, cả gấu và chó sói đã được báo cáo từng săn Trâu rừng Tây Tạng khi có thể, đó là khả năng đưa ra bản chất cơ hội của những loài động vật săn mồi này. Tuy nhiên, động vật ăn thịt tự nhiên duy nhất được xác nhận của Trâu rừng Tây Tạng là báo tuyết, mặc dù con trưởng thành có thể tránh sự săn bắt thường xuyên (do kích thước của chúng) của những loài săn mồi. Kẻ thù chính của Trâu rừng Tây Tạng là con người, người săn chúng thường lấy thịt (được người dân địa phương cho là ngon), mặc dù thứ yếu là tấm da con vật. Con người từ lâu đã khai thác sở thích liếm muối của Trâu rừng Tây Tạng, nơi chúng dễ dàng bị dồn vào chân tường và bị giết. Trâu rừng Tây Tạng có nhiều khả năng vẫn thỉnh thoảng bị giết.

Tình trạng

Phần lớn do săn bắn quá mức và phá hủy môi trường sống tự nhiên của loài, Trâu rừng Tây Tạng được coi là loài nguy cấp ở Trung Quốc và IUCN xếp là loài sắp nguy cấp. Mặc dù chúng không phải loài phổ biến tự nhiên, số lượng Trâu rừng Tây Tạng dường như giảm sút đáng kể.

Hình ảnh

Chú thích

  1. ^ Yanling, S., Smith, A.T. & MacKinnon, J. (2008). Budorcas taxicolor. 2008 Sách đỏ IUCN. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế 2008. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2009. Database entry includes a brief justification of why this species is of vulnerable.
  2. ^ a ă â b c d đ e ê Animal Diversity Web (November, 2002) "Budorcas taxicolor" (University of Michigan Museum of Zoology) via arkive.org
  3. ^ “Thông tư Ban hành Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã thuộc quản lý của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp”. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2013.
  4. ^ Pamela Groves, Gerald F. Shields, 1997. CytochromeB Sequences Suggest Convergent Evolution of the Asian Takin and Arctic Muskox. Molecular Phylogenetics and Evolution, Volume 8, Issue 3, December 1997, Pages 363-374, ISSN 1055-7903, doi:10.1006/mpev.1997.0423.
  5. ^ a ă Tashi Wangchuk (2007). “The Takin - Bhutan's National Animal”. Trong Lindsay Brown, Stan Armington. Bhutan. Lonely Planet. tr. 87. ISBN 978-1-74059-529-2. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2011.
  6. ^ a ă â b Macdonald, D. (2001) The New Encyclopedia of Mammals. Oxford University Press, Oxford. via arkive.org
  7. ^ a ă â Huffman, Brent. "Budorcas taxicolor" Ultimate Ungulate via arkive.org
  8. ^ WWF: Takin
  9. ^ “Budorcas taxicolor (takin)”. Animal Diversity Web. Truy cập 6 tháng 10 năm 2015.
  10. ^ Smith, A. T., Xie, Y. (eds.) (2008) A Guide to the Mammals of China. Princeton University Press, Princeton Oxforshire. Page 472.
  11. ^ Choudhury, A.U. (2003). The Mammals of Arunachal Pradesh. Regency Publications, New Delhi. 140pp
  12. ^ Dasgupta, S., Sarkar, P., Deori, D., Kyarong, S., Kaul, R., Ranjitsinh, M. K. & Menon, V. 2010 Distribution and Status of Takin (Budarcos taxicolor)along the Tibet, Myanmar and Bhutan border in India. A report of Wildlife Trust of India submitted to CEPF. 47 pages.
    • [1]- Pseudorcas taxicolor profile by Neas and Hoffman (1987)
  13. ^ Choudhury, A.U. (2010). Mammals and Birds of Dihang – Dibang Biosphere Reserve, North-east India. Lambert Academic Publishing, Saarbrücken, Germany. 104pp.
  14. ^ Minnesota Zoo (March, 2008) "Takin" mnzoo.com Retrieved 2011-09-15

Xem thêm

Liên kết ngoài

 src= Wikimedia Commons có thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về Trâu rừng Tây Tạng  src= Wikispecies có thông tin sinh học về Trâu rừng Tây Tạng
license
cc-by-sa-3.0
copyright
Wikipedia tác giả và biên tập viên
original
visit source
partner site
wikipedia VI

Budorcas: Brief Summary ( Vietnamese )

provided by wikipedia VI

Trâu rừng Tây Tạng, hay thường gọi là Linh ngưu (tiếng Trung Quốc: 羚牛, Hán Việt: Linh ngưu, chữ Tạng: ར་རྒྱ་; Wylie: ra rgya), danh pháp hai phần: Budorcas taxicolor, là một loài động vật có hình dạng nửa giống dê nửa giống trâu bò phân bố tại phía đông dãy Himalaya. Đây là loài động vật cấp một quốc gia được bảo vệ trọng điểm tại Trung Quốc.

Tên gọi phổ biến của loài động vật này được phiên âm từ tiếng Trung Quốc. Trong tiếng Anh, loài này có tên là Takin ( /ˈtɑːkɪn/), hoặc còn có những tên gọi như cattle chamois hoặc gnu goat. Tại Việt Nam, theo thông tư do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành, loài này còn có tên là trâu rừng Tây Tạng.

Có 4 phân loài là: B. t. taxicolor, linh ngưu Mishmi; B. t. bedfordi, linh ngưu Thiểm Tây hoặc linh ngưu vàng; B. t. tibetana, linh ngưu Tứ Xuyên hoặc Tây Tạng; và B. t. whitei, linh ngưu Bhutan. Trong quá khứ, Trâu rừng Tây Tạng được xếp chung với bò xạ hương trong tông Ovibovini, nghiên cứu ti thể gần đây phát hiện một mối quan hệ gần gũi hơn với Ovis (cừu). Tương đồng vật lý của loài với bò xạ hương là một ví dụ tiến hóa hội tụ. Trâu rừng Tây Tạng là loài động vật biểu tượng quốc gia của Bhutan.

license
cc-by-sa-3.0
copyright
Wikipedia tác giả và biên tập viên
original
visit source
partner site
wikipedia VI