dcsimg

Escherichia coli ( vietnamien )

fourni par wikipedia VI

Escherichia coli (thường ghi tắt: E. coli) là một loài vi khuẩn Gram âm, phân bố rất rộng trong môi trường sống trên Trái Đất, hay có mặt ở thực phẩm, nguồn nước, thường kí sinh trong ruột già của người và hầu hết các loài Thú đẳng nhiệt.[1][2][3] Đa số các chủng E. coli là vô hại mặc dù kí sinh, chỉ một số dòng có thể gây ngộ độc thức ăn, gây bệnh đường ruột.[4][5] Trong những trường hợp nhất định, chúng còn giúp vật chủ nhờ sản xuất vitamin K2,[6] và chống sự xâm lấn của một vài mầm bệnh khác, tạo nên một mối quan hệ cộng sinh.[7][8]

E. coli thường được nhắc đến chủ yếu vì nó là loài sinh vật mô hình rất quan trọng trong Sinh học hiện đại, đặc biệt trong Di truyền học phân tử. Ngoài ra, sự có mặt của chúng trong nguồn nước là một chỉ tiêu quan trọng để đo độ sạch của nước, do E. coli bị thải ra môi trường qua phân, có khả năng tiếp tục tạo nên các quần thể sống tự do, sinh trưởng mạnh trong phân tươi ở điều kiện yếm khí vài ba ngày rồi mới giảm tăng trưởng.[9][10]

Lược sử phát hiện

  • Theodor Escherich là người đầu tiên phát hiện ra loài vi khuẩn này trong quá trình điều trị và nghiên cứu về các trẻ bị bệnh tiêu chảy vào năm 1885. Vì loài này kí sinh trong ruột già (tiếng Latinh là colum), nên ông đặt tên nó là Bacterium coli (vi khuẩn côli). Ông báo cáo phát hiện này vào năm 1885, trong thuyết trình của mình nhan đề “Vi khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh” cho Hiệp hội Hình thái và Sinh lý học. Đến năm 1886, sau 18 tháng nghiên cứu, ông cho xuất bản cuốn sách với tựa đề "Darmbakterien des Säuglings und ihre Beziehungen zur Physiologie der Verdauung". Xem chi tiết thêm ở trang Theodor Escherich.
  • Sau khi Theodor Escherich mất (năm 1911), các nhà khoa học đã đổi tên loài này khá nhiều lần, rồi đến năm 1919 thì được gọi thống nhất toàn thế giới là Escherichia coli (phát âm Quốc tế: /ˌɛʃəˈrɪkiə ˈkoʊlaɪ/, tiếng Việt: ê-sơ-ric-kiơ cô-li), để vinh danh ông tìm ra loài này đầu tiên.[11]
  • Kể từ khi loài này được phát hiện cho đến nay số lượng các nghiên cứu về loài này tăng lên liên tục và không ngừng, dẫn đến nhiều giải Nobel là vinh dự cao nhất của khoa học. Dưới đây là danh sách những khám phá có giá trị liên quan đến vi khuẩn E. coli.[12]

2015: Giải Nobel Hóa học năm 2015 được trao cho Tomas Lindahl, Paul Modrich và Aziz Sancar “cho các nghiên cứu cơ học về sửa chữa DNA” khi nghiên cứu về Escherichia coli.

2008: Prôtêin huỳnh quang xanh dùng đánh dấu theo dõi các thành phần của tế bào vi khuẩn.

1999: Các chuỗi tín hiệu trên prôtêin biểu hiện phương thức tế bào tự tổ chức.

1997: Phương thức tế bào tạo ra ATP - năng lượng của sự sống.

1989: Vai trò bổ sung của ARN.

1980: Tái tổ hợp ADN.

1978: Các enzym giới hạn có vai trò như chiếc “kéo” cho phép các nhà khoa học cắt ADN.

1969: Sự nhân lên của virus trong tế bào vật chủ.

1968: Hoàn thiện về mã di truyền, "ngôn ngữ" của ADN.

1965: Điều hoà gen: gen được "bật" hoặc "tắt" như thế nào.

1959: Cơ chế nhân đôi ADN, nhờ đó sự sống được chuyển giao cho đời sau.

1958: Giới tính ở vi khuẩn và phương thức vi khuẩn chia sẻ gen với nhau.

Những nghiên cứu về loài vi khuẩn này nhiều đến mức không chỉ dẫn đến các thành tựu nổi bật đã liệt kê ở trên, mà còn tạo ra một bộ môn được coi như là một nhánh quan trọng của ngành Sinh học gọi là Sinh học E. coli (Escherichia coli Biology), bao gồm các kiến thức từ mô tả hình thái, sinh lý theo kiểu cổ điển cho đến thành phần sinh hoá, hoạt động của bộ gen ở cấp độ phân tử trong Di truyền học phân tử và Sinh hoá học của loài này.

Chú thích

  1. ^ “E. coli”.
  2. ^ Tenaillon, Olivier; Skurnik, David; Picard, Bertrand; Denamur, Erick (1 tháng 3 năm 2010). “The population genetics of commensal Escherichia coli”. Nature Reviews Microbiology (bằng tiếng Anh) 8 (3): 207–217. ISSN 1740-1526. doi:10.1038/nrmicro2298.
  3. ^ Singleton P (1999). Bacteria in Biology, Biotechnology and Medicine (ấn bản 5). Wiley. tr. 444–454. ISBN 0-471-98880-4.
  4. ^ Escherichia coli. CDC National Center for Emerging and Zoonotic Infectious Diseases. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2012.
  5. ^ Vogt RL, Dippold L (2005). “Escherichia coli O157:H7 outbreak associated with consumption of ground beef, June-July 2002”. Public Health Reports 120 (2): 174–8. PMC 1497708. PMID 15842119.
  6. ^ Bentley R, Meganathan R (tháng 9 năm 1982). “Biosynthesis of vitamin K (menaquinone) in bacteria”. Microbiological Reviews 46 (3): 241–80. PMC 281544. PMID 6127606.
  7. ^ Hudault S, Guignot J, Servin AL (tháng 7 năm 2001). “Escherichia coli strains colonising the gastrointestinal tract protect germfree mice against Salmonella typhimurium infection”. Gut 49 (1): 47–55. PMC 1728375. PMID 11413110. doi:10.1136/gut.49.1.47.
  8. ^ Reid G, Howard J, Gan BS (tháng 9 năm 2001). “Can bacterial interference prevent infection?”. Trends in Microbiology 9 (9): 424–428. PMID 11553454. doi:10.1016/S0966-842X(01)02132-1.
  9. ^ Russell JB, Jarvis GN (2001). “Practical mechanisms for interrupting the oral-fecal lifecycle of Escherichia coli”. Journal of Molecular Microbiology and Biotechnology 3 (2): 265–72. PMID 11321582.
  10. ^ “Vi khuẩn E.Coli” (PDF). bphc.org. 11 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2017.
  11. ^ “Theodor Escherich”.
  12. ^ “E. coli: Only Bacteria that wins record number of Nobel Prizes”.
licence
cc-by-sa-3.0
droit d’auteur
Wikipedia tác giả và biên tập viên
original
visiter la source
site partenaire
wikipedia VI

Escherichia coli: Brief Summary ( vietnamien )

fourni par wikipedia VI

Escherichia coli (thường ghi tắt: E. coli) là một loài vi khuẩn Gram âm, phân bố rất rộng trong môi trường sống trên Trái Đất, hay có mặt ở thực phẩm, nguồn nước, thường kí sinh trong ruột già của người và hầu hết các loài Thú đẳng nhiệt. Đa số các chủng E. coli là vô hại mặc dù kí sinh, chỉ một số dòng có thể gây ngộ độc thức ăn, gây bệnh đường ruột. Trong những trường hợp nhất định, chúng còn giúp vật chủ nhờ sản xuất vitamin K2, và chống sự xâm lấn của một vài mầm bệnh khác, tạo nên một mối quan hệ cộng sinh.

E. coli thường được nhắc đến chủ yếu vì nó là loài sinh vật mô hình rất quan trọng trong Sinh học hiện đại, đặc biệt trong Di truyền học phân tử. Ngoài ra, sự có mặt của chúng trong nguồn nước là một chỉ tiêu quan trọng để đo độ sạch của nước, do E. coli bị thải ra môi trường qua phân, có khả năng tiếp tục tạo nên các quần thể sống tự do, sinh trưởng mạnh trong phân tươi ở điều kiện yếm khí vài ba ngày rồi mới giảm tăng trưởng.

licence
cc-by-sa-3.0
droit d’auteur
Wikipedia tác giả và biên tập viên
original
visiter la source
site partenaire
wikipedia VI