Bộ Lươn hay bộ Cá mang liền (danh pháp khoa học Synbranchiformes), là một bộ cá vây tia trông khá giống cá chình nhưng có các tia vây dạng gai, chỉ ra rằng chúng thuộc về siêu bộ Acanthopterygii (= Euacanthomorphacea). Bộ này có khoảng 120 loài trong 13-14 chi thuộc 4 họ. Ngoại trừ 3 loài sống trong môi trường nước lợ ra thì tất cả đều sống trong môi trường nước ngọt thuộc các khu vực có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, chủ yếu ở châu Phi, đông nam châu Á, Australia, Trung và Nam Mỹ.
Trước đây, bộ Lươn bao gồm 3 họ:
Một nghiên cứu phát sinh chủng loài năm 2008 cho thấy họ Indostomidae (trước đây xếp trong bộ Gasterosteiformes) lồng sâu trong bộ Synbranchiformes[2]. Nghiên cứu của Betancur và ctv (2013)[3] đã chuyển họ Indostomidae vào bộ Synbranchiformes, đặt bộ Synbranchiformes trong nhánh Anabantomorphariae cùng với bộ Anabantiformes (cá rô, cá quả) và phân chia bộ này như sau:
Bộ Lươn hay bộ Cá mang liền (danh pháp khoa học Synbranchiformes), là một bộ cá vây tia trông khá giống cá chình nhưng có các tia vây dạng gai, chỉ ra rằng chúng thuộc về siêu bộ Acanthopterygii (= Euacanthomorphacea). Bộ này có khoảng 120 loài trong 13-14 chi thuộc 4 họ. Ngoại trừ 3 loài sống trong môi trường nước lợ ra thì tất cả đều sống trong môi trường nước ngọt thuộc các khu vực có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, chủ yếu ở châu Phi, đông nam châu Á, Australia, Trung và Nam Mỹ.