dcsimg

Họ Bồ câu ( vietnamèis )

fornì da wikipedia VI
Đây là một bài viết cơ bản. Nhấn vào đây để biết thêm thông tin.
 src=
Columbinae ở Katowice

Họ Bồ câu (danh pháp: Columbidae) là một họ thuộc bộ Bồ câu (Columbiformes), bao gồm khoảng 300 loài chim cận chim sẻ. Tên gọi phổ biến của các loài trong họ này là bồ câu, cu, cưu, gầm ghì. Các loài trong họ này phổ biến rộng khắp thế giới, ngoại từ sa mạc Saharachâu Nam Cực, nhưng có sự đa dạng lớn nhất tại các khu vực sinh thái IndomalayaAustralasia.

Đặc điểm sinh học

Sinh lý

Thân nhiệt chim bồ câu ổn định trong điều kiện nhiệt độ môi trường thay đổi; chim bồ câu là động vật hằng nhiệt.

Thân chim hình thoi làm giảm sức cản không khí khi bay. Da khô phủ lông vũ. Lông vũ bao phủ toàn thân là lông ống, có phiến lông rộng tạo thành cánh, đuôi chim (vai trò bánh lái). Lông vũ mọc áp sát vào thân là lông tơ. Lông tơ chỉ có chùm sợi lông mảnh tạo thành lớp xốp giữ nhiệt và làm thân chim nhẹ.

  • Cánh chim khi xòe ra tạo thành một diện tích rộng quạt gió, khi cụp lại thì gọn áp vào thân.
  • Chi sau có bàn chân dài ba ngón trước, một ngón sau, đều có vuốt, giúp chim bám chặt vào cành cây khi chim đậu hoặc duỗi thẳng, xòe rộng ngón khi chim hạ cánh.
  • Mỏ sừng bao bọc hàm không có răng, làm đầu chim nhẹ. Cổ dài, đầu chim linh hoạt, phát huy được tác dụng của giác quan (mắt, tai), thuận lợi khi bắt mồi, rỉa lông. Tuyến phao câu tiết chất nhờn khi chim rỉa lông làm lông mịn, không thấm nước.

Di chuyển

  • Chim bồ câu cũng như nhiều loài chim khác chỉ có kiểu bay vỗ cánh như chim sẻ, chim ri, chim khuyên, gà...

a) Khi chim cất cánh chân chim khuỵu xuống, cánh chim dang rộng đưa lên cao, tiếp theo cánh chim đập mạnh xuống, cổ chim vươn ra, chân chim duỗi thẳng đập mạnh vào giá thể làm chim bật cao lên.

b) Khi chim hạ cánh, cánh chim dang rộng để cản không khí, chân chim duỗi thẳng chuẩn bị cho sự hạ cánh được dễ dàng.

Các tư thế bay vỗ cánh của chim bồ câu

  • Khi chim bay thân nằm xiên, đuôi xòe ngang, cổ vươn thẳng về phía trước, chân duỗi thẳng áp sát vào thân, cánh mở rộng đập liên tục từ trên xuống dưới, từ trước về sau. Sau đó chim nâng cánh bằng cách gập cánh lại, rồi nâng lên làm giảm sức cản của không khí. Khi chim đập cánh, phía ngoài cánh hạ thấp hơn phía trong thì cánh không những được không khí nâng lên mà chim còn được đẩy về phía trước.

Hệ thống phân loại và tiến hóa

Danh sách dưới đây liệt kê các chi, phân loại theo nhóm và tên khoa học.

Họ Columbidae

 src=
Cu luồng (Chalcophaps indica), loài bản địa khu vực nhiệt đới miền nam châu ÁAustralia
 src=
Cu đất hung (Columbina talpacoti)
 src=
Quan cưu Victoria (Goura victoria) tại Vườn thú Bristol
 src=
Bồ câu đuôi quạt
  • Phân họ Columbinae – bồ câu điển hình
    • Chi Columba, gồm cả Aplopelia – bồ câu Cựu thế giới (33-34 loài còn sinh tồn, 2-3 loài mới tuyệt chủng gần đây)
    • Chi Streptopelia, gồm cả StigmatopeliaNesoenas – chim cu, cu sen, cu ngói, cu cườm v.v (14-18 loài còn sinh tồn)
    • Chi Patagioenas – bồ câu Mỹ; trước đây gộp trong Columba (17 loài)
    • Chi Macropygia (10 loài)
    • Chi Reinwardtoena (3 loài)
    • Chi Turacoena (2 loài)
  • Phân họ không tên – cu cánh hoàng đồng và họ hàng
    • Chi Turtur – bồ câu rừng châu Phi (5 loài; đặt vào đây không chắc chắn)
    • Chi Oena – bồ câu Namaqua (đặt vào đây không chắc chắn)
    • Chi Chalcophaps (2 loài cu luồng)
    • Chi Henicophaps (2 loài)
    • Chi Phaps (3 loài)
    • Chi Ocyphaps – bồ câu mào
    • Chi Geophaps (3 loài)
    • Chi Petrophassa – bồ câu đá (2 loài)
    • Chi Geopelia (3–5 loài)
  • Phân họ Leptotilinae – bồ câu Zenaida và họ hàng
  • Phân họ Columbininae – cu đất Mỹ
  • Phân họ không tên – cu đất Ấn Độ-Thái Bình Dương
    • Chi Gallicolumba (16-17 loài còn sinh tồn, 3-4 loài mới tuyệt chủng)
    • Chi Trugon – cu đất mỏ dày
  • Phân họ Otidiphabinae – bồ câu gà lôi
  • Phân họ Didunculinae – bồ câu mỏ răng
  • Phân họ Gourinae – quan cưu
  • Phân họ không tên ("Treroninae"?) – gầm ghì và bồ câu lục, bồ câu ăn quả
  • Phân họ Raphinae – chim Dodo và họ hàng
  • Vị trí chưa được giải quyết
    • Chi Caloenas – bồ câu Nicobar
    • Chi Treron – chim cu xanh (23 loài)
    • Chi Phapitreron – bồ câu nâu (3 loài)
    • Chi Leucosarcia – bồ câu Wonga
    • Chi Microgoura – bồ cau mào Choiseul (tuyệt chủng; đầu thế kỷ 20)
    • Chi Dysmoropelia – bồ câu St Helena (tuyệt chủng)
    • Chi chưa xác định
      • bồ câu cổ đảo Henderson, Columbidae chi không rõ loài mơ hồ (gen. et sp. indet., Hậu kỷ đệ Tứ)

Biểu tượng

 src=
Biểu tượng cho hòa bình

Do thái giáo và Kitô giáo

Trong Do Thái giáoKitô giáo, con chim bồ câu là biểu tượng của hòa bình bởi vì theo Kinh Thánh, nó đã đem cành ô liu báo hiệu cho con tàu Nô-ê rằng Thiên Chúa đã thôi cơn thịnh nộ. Bên cạnh đó, Tân Ước cũng ghi nhận chim bồ câu tượng trưng cho Chúa Thánh thần, xuất hiện như một biểu tượng cơ bản của sự trong sáng, sự chất phác, sự hòa thuận, sự hy vọng. Ngoài ra, bồ câu còn biểu thị cho sự thăng hoa của bản năng và đặc biệt là sự thăng hoa của ái tình (éros).

Tôn giáo đa thần

 src=
Một con bồ câu chết ở nghĩa trang

Trong nhãn quan của tôn giáo đa thần, với sự định giá một cách khác khái niệm trong trắng, không đối lập nó mà hòa nhập nó với tình yêu xác thịt, bồ câu con chim của nữ thần Aphrodite, biểu thị cho ái ân trọn vẹn mà người yêu thường tặng cho đối tượng của mình. Nhưng quan niệm thực ra chỉ khác nhau về bề ngoài ấy đã làm cho bồ câu nhiều khi trở thành biểu tượng cho cái không thể tử vong trong con người, tức là bản nguyên của sự sống, linh hồn. Với tư cách ấy trên một số vại chôn cất của người Hi Lạp, bồ câu được họa hình uống từ một cái bình tượng trưng cho nước nguồn của trí nhớ. Hình ảnh này được tiếp nhận vào trong hệ hình tượng của đạo Kitô, ví dụ như trong truyện tử vì đạo của thánh Polycarpe, một con chim bồ câu đã bay ra từ thi hài của vị thánh này.

Tất cả những biểu trưng ấy xuất phát hiển nhiên từ vẻ đẹp và sự duyên dáng của con chim này, từ màu trắng tinh khiết và tiếng gù êm ái của nó. Cái đó giải thích vì sao trong ngôn ngữ thông thường nhất cũng như cao siêu nhất, trong lối nói lóng của dân Paris cũng như trong Tuyệt diệu ca, từ bồ câu có mặt trong số những ẩn dụ phổ biến nhất ngợi ca người phụ nữ. "Linh hồn càng tiến gần tới ánh sáng bao nhiêu", Jean Daniélou viết, dẫn lời thánh GrégoireNysse, "nó càng trở nên đẹp bấy nhiêu và trong ánh sáng đó sẽ tiếp nhận hình bồ câu". Thế nhưng chẳng phải người đang yêu đương say đắm vẫn gọi người mình yêu là "linh hồn của anh ơi" cuối cùng xin ghi chú rằng chim bồ câu là một con chim đặc biệt dễ gần, là điều làm gia tăng giá trị luôn luôn chính diện của biểu tượng này.

Văn hóa quốc gia

Trung Hoa cổ, theo nhịp cơ bản của các mùa, âm và dương nối tiếp nhau, con chim bồ cắt biến thành bồ câu và bồ câu biến thành chim bồ cắt, do đó chim bồ câu được xem là biểu tượng của mùa xuân vì nó xuất hiện trở lại vào tiết xuân phân tháng tư. Phải chăng đó là nguồn gốc của cái tên "bồ câu - bồ cắt" gán cho nhà trinh thám?

xứ Kabylie, những con chim bồ câu vây quanh ngôi mộ của ông thánh đạo Hồithành hoàng của làng; nhưng ở nhiều nơi khác, chim bồ câu được xem là giống chim báo điều gở vì tiếng gù của chim là lời kêu than của những linh hồn đau khổ.

Quốc tế

Một điều hiển nhiên trong quan niệm thế giới ngày nay, con chim bồ câu là biểu tượng cho sự hòa bình, yên vui và hạnh phúc, và hình tượng đó ăn sâu vào tiềm thức của tất cả mọi người, qua từng thế hệ và qua từng cuộc chiến tranh, tuy rằng hình tượng chim bồ câu chỉ mới chính thức trở thành biểu tượng hòa bình sau Chiến tranh thế giới II. Trong các sự kiệm phản chiến hay đấu tranh vì tự do, hòa bình thì chúng ta không lạ khi thấy những con chim bồ câu được trang trí trên những biểu ngữ, cờáo... nó tượng trưng cho một sự nỗ lực vì hòa bình của nhân loại.

Hiện trạng và bảo tồn

Trong khi nhiều loài chim bồ câu và bồ câu được hưởng lợi từ các hoạt động của con người và đã tăng phạm vi của chúng, nhiều loài khác đã giảm số lượng và một số đã bị đe dọa hoặc thậm chí bị tuyệt chủng. Trong số mười loài đã tuyệt chủng kể từ năm 1600 (ngày thông thường để ước tính sự tuyệt chủng hiện đại) là hai trong số các loài tuyệt chủng nổi tiếng nhất, dodo và bồ câu viễn khách.

Loài bồ câu viễn khách tuyệt chủng do một số lý do đặc biệt. Trong thời hiện đại, nó là loài chim bồ câu duy nhất không phải là một loài sống biệt lập ở đảo tự nhiên đã tuyệt chủng[1] mặc dù nó từng là loài chim nhiều nhất trên Trái Đất. [ cần dẫn nguồn ] Những con số trước đây của nó rất khó ước tính, nhưng một nhà nghiên cứu về loài chim, Alexander Wilson, ước tính một đàn mà ông quan sát thấy có hơn hai tỷ con chim. [65] Sự suy giảm của loài là đột ngột; vào năm 1871, một thuộc địa sinh sản được ước tính chứa hơn một trăm triệu con chim, nhưng cá thể cuối cùng trong loài đã chết vào năm 1914. [66]Mặc dù mất môi trường sống là một yếu tố góp phần, loài này được cho là đã bị săn lùng ráo riết, được sử dụng làm thức ăn cho nô lệ và sau đó là người nghèo ở Hoa Kỳ trong suốt thế kỷ 19.

Loài dodo, và sự tuyệt chủng của nó, là điển hình hơn về sự tuyệt chủng của chim bồ câu trong quá khứ. Giống như nhiều loài xâm chiếm các hòn đảo xa xôi với ít động vật ăn thịt, nó mất phần lớn hành vi tránh động vật ăn thịt, cùng với khả năng bay. Sự xuất hiện của con người, cùng với một bộ các loài được giới thiệu khác như chuột, lợn và mèo, nhanh chóng đánh vần sự kết thúc của loài này và tất cả các dạng đảo khác đã bị tuyệt chủng.

Khoảng 59 loài chim bồ câu và bồ câu đang bị đe dọa tuyệt chủng ngày nay, khoảng 19% tổng số loài. Hầu hết trong số này là nhiệt đới và sống trên các đảo. Tất cả các loài bị đe dọa bởi các loài săn mồi được giới thiệu, mất môi trường sống, săn bắn hoặc kết hợp các yếu tố này. [67] Trong một số trường hợp, chúng có thể bị tuyệt chủng trong tự nhiên, giống như chim bồ câu Socorro của đảo Socorro, Mexico, được nhìn thấy lần cuối trong tự nhiên vào năm 1972, bị tuyệt chủng do mất môi trường sống và giới thiệu mèo hoang. Trong một số lĩnh vực, thiếu kiến ​​thức có nghĩa là tình trạng thực sự của một loài là không rõ; các Negros quả chim bồ câu đã không được nhìn thấy từ năm 1953 và có thể hoặc không bị tuyệt chủng, và chim bồ câu trên mặt đất Polynesia được phân loại là cực kỳ nguy cấp, vì nó có tồn tại hay không trên các hòn đảo xa xôi ở phía tây Thái Bình Dương.

Khác nhau bảo tồn kỹ thuật này được sử dụng để ngăn chặn những sự tuyệt chủng, trong đó có pháp luật và các quy định để kiểm soát áp lực săn bắn, việc thành lập các khu bảo tồn để ngăn ngừa mất môi trường sống hơn nữa, việc thành lập các quần thể bị giam cầm cho áp dụng lại trở lại môi trường tự nhiên (ex situ bảo tồn), và chuyển đoạn của các cá nhân đến môi trường sống phù hợp để tạo ra các quần thể bổ sung.

Xem thêm

Tham khảo

  • Jean Chevalier, Alain Gheerbrant. Dictionnaire des symboles. Édition revue et augmentée. Robert Laffont, Pairis 1992.
  1. ^ Society, National Geographic. “Species Extinction Time Line | Animals Lost SInce 1600”. National Geographic.
 src=
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Liên kết ngoài

 src= Wikispecies có thông tin sinh học về Họ Bồ câu  src= Wikimedia Commons có thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về Họ Bồ câu

(tiếng Anh)

(tiếng Việt)

licensa
cc-by-sa-3.0
drit d'autor
Wikipedia tác giả và biên tập viên
original
visité la sorgiss
sit compagn
wikipedia VI

Họ Bồ câu: Brief Summary ( vietnamèis )

fornì da wikipedia VI
Đây là một bài viết cơ bản. Nhấn vào đây để biết thêm thông tin.  src= Columbinae ở Katowice

Họ Bồ câu (danh pháp: Columbidae) là một họ thuộc bộ Bồ câu (Columbiformes), bao gồm khoảng 300 loài chim cận chim sẻ. Tên gọi phổ biến của các loài trong họ này là bồ câu, cu, cưu, gầm ghì. Các loài trong họ này phổ biến rộng khắp thế giới, ngoại từ sa mạc Saharachâu Nam Cực, nhưng có sự đa dạng lớn nhất tại các khu vực sinh thái IndomalayaAustralasia.

licensa
cc-by-sa-3.0
drit d'autor
Wikipedia tác giả và biên tập viên
original
visité la sorgiss
sit compagn
wikipedia VI