dcsimg

Tía tô ( vietnamien )

fourni par wikipedia VI
 src=
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Tía tô (danh pháp hai phần: Perilla frutescens var. crispa, đồng nghĩa: Perilla macrostachya, Perilla ocymoides, Perilla urticifolia, Ocimum frutescens) là một trong số khoảng 8 loài cây tía tô thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae hay Labiatae) giống như húng.[2] Loài tía tô bản địa mọc trải rộng từ Ấn Độ sang Đông Á.

Mô tả

Cây thảo, cao 0,5-1m. Lá mọc đối, mép khía răng, mặt dưới tím tía, có khi hai mặt đều tía, nâu hay màu xanh lục có lông nhám. Hoa nhỏ mọc thành xim co ở đầu cành, màu trắng hay tím, mọc đối. Quả bé, hình cầu. Toàn cây có tinh dầu thơm và có lông. Loài tía tô mép lá quăn (Perilla ocymoides L. var. bicolorlaciniata) có giá trị sử dụng cao hơn. Ngoài ra lá tía tô của Triều Tiên hay Nhật Bản có hai mặt đều xanh, có giá trị cao để xuất, nhập khẩu. Loại này được gọi là perilla frutescens.

Phân bố

Được trồng phổ biến khắp nơi làm rau gia vị và làm thuốc.

Bộ phận dùng

Cả cây, trừ rễ, gồm lá (thu hái trước khi cây ra hoa), cành (thu hoạch khi đã hết lá), quả (ở những cây chủ định lấy quả). Phơi trong mát hoặc sấy nhẹ cho khô.

Thành phần hóa học

Tinh dầu chứa perillaldehyd (4 isopropenyl 1-cyclohexen 7-al), limonen, a-pinen và dihydrocumin. Hạt có dầu béo gồm acid oleic, linoleic và linolenic; acid amin: arginin, histidin, leucin, lysin, valin.

Các thứ và dạng

  • Perilla frutescens thứ auriculato-dentata
  • Perilla frutescens thứ crispa (đồng nghĩa: Perilla frutescens thứ nankinensis, Perilla ocymoides thứ crispa).
  • Perilla frutescens dạng crispidiscolor
  • Perilla frutescens thứ laciniata (đồng nghĩa: Perilla laciniata)
  • Perilla frutescens thứ purpurascens (đồng nghĩa: Perilla ocymoides thứ purpurascens)
  • Perilla ocimoides dạng citriodora (đồng nghĩa: Perilla citriodora)

Sử dụng

Lá và hạt tía tô đều được dùng trong ngành ẩm thực của các nước Ấn, Hoa, HànNhật.

Tại Việt Nam lá tía tô dùng ăn sống cũng như nấu chín ví dụ như trong món canh cà bung. Lá tía tô còn được dùng cuốn chả nướng tương tự như chả lá lốt hay chả xương xông.

Star of life2.svg
Những thông tin y khoa của Wikipedia tiếng Việt chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế ý kiến chuyên môn. Trước khi sử dụng những thông tin này, đề nghị liên hệ và nhận sự tư vấn của các bác sĩ chuyên môn.

Trong y học cổ truyền Trung Quốc, Tía tô (紫蘇) được dùng như một vị thuốc được dùng để tạo hưng phấn, trị cảm, nhức mỏi, ho suyễn. Hạt có chứa tinh dầu có tính nhanh khô (can tính), giúp bảo quản và khử trùng thức ăn.

Hình ảnh

 src= Wikimedia Commons có thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về Tía tô

Tham khảo


Bài viết về phân họ hoa môi Nepetoideae này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia bằng cách mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
licence
cc-by-sa-3.0
droit d’auteur
Wikipedia tác giả và biên tập viên
original
visiter la source
site partenaire
wikipedia VI

Tía tô: Brief Summary ( vietnamien )

fourni par wikipedia VI

Tía tô (danh pháp hai phần: Perilla frutescens var. crispa, đồng nghĩa: Perilla macrostachya, Perilla ocymoides, Perilla urticifolia, Ocimum frutescens) là một trong số khoảng 8 loài cây tía tô thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae hay Labiatae) giống như húng. Loài tía tô bản địa mọc trải rộng từ Ấn Độ sang Đông Á.

licence
cc-by-sa-3.0
droit d’auteur
Wikipedia tác giả và biên tập viên
original
visiter la source
site partenaire
wikipedia VI